Danh mục

Cách đơn giản để mẹ tập cho trẻ ngủ riêng


Ngày đăng: 05-05-2020

Các mẹ có nhiều ý kiến trái chiều  trong việc tập cho trẻ tự ngủ riêng. Điều này hoàn toàn có cơ sở vì phải lựa chọn giữa sự gần gũi hay dạy cho con cách tự lập. Tuy nhiên, nếu mẹ đã quyết định cho bé ngủ 1 mình thì hãy tham khảo một số gợi ý sau đây.

Các mẹ cần chú ý, nếu muốn tập cho trẻ ngủ riêng, không nên quá cứng nhắc làm thế nào dung hòa mong muốn và cảm xúc giữa mẹ và bé.

Tập cho trẻ tự ngủ riêng: Nên hay không?

Vấn đề ở đây không chỉ nên hay không mà là việc nuôi dạy trẻ không thể theo một hướng phiếm diện, cứng nhắc được. Những năm tháng đầu đời, bé cần có một môi trường sinh hoạt và cần cảm nhận được tình thương của bố mẹ để đánh dấu sự phát triển của bé. Bố mẹ muốn cho bé học cách ngủ riêng theo phương pháp Phương Tây và giúp bé tự tin, tự lập hơn, đồng thời bố mẹ sẽ có không gian riêng dành cho nhau thì tốt nhất cần biết dung hòa để tìm ra cách tốt nhất, khi nào nên tập cho bé ngủ riêng và lúc nào không nên.

Theo các chuyên gia nhận định, nên cho trẻ ngủ riêng sẽ giúp cả mẹ và bé có được giấc ngủ sâu hơn. Điều này có lợi cho sự phát triển của bé và là nhân tố giúp trẻ hình thành tính cách tự lập ngay từ khi còn nhỏ, không phụ thuộc và dựa dẫm vào bố mẹ.

Ngủ riêng sớm sẽ giúp làm tăng tính tự lập và tự tin cho trẻ, đồng thời còn giúp cha mẹ có đời sống riêng, duy trì hạnh phúc gia đình.. Không nên tập cho bé ngủ riêng lúc sức khỏe bé không tốt, bé nhạy cảm, mẹ cần quan sát để biết cảm xúc của bé.

Khoảng thời gian hợp lý nhất để dạy trẻ ngủ riêng là từ khi bé được 4 - 6 tuần tuổi. Cha mẹ nên tập cho bé làm quen với việc ngủ một mình ở trong nôi để bé có thể tự lập sớm. Lưu ý là nôi cần phải đặt ở nơi bạn cảm thấy an toàn, nằm trong vòng kiểm soát của mình.

Thời gian thích hợp tập cho bé tự ngủ riêng

Đầu tiên, các mẹ cần tập cho bé tự ngủ đúng giờ vào thời gian ổn định nhất là vào khoảng bắt đầu từ tháng thứ tư của bé. Tùy vào từng trường hợp để để thay đổi thời gian tập ngủ riêng cho bé. Ví dụ: “Bé khó tính, quá nhạy cảm không nên tách bé ra quá sớm vì khiến bé hoảng sợ, hay khóc ảnh hưởng về mặt tâm lý của bé và tình cảm gắn kết của mẹ con về sau. Mẹ cũng không thể theo dõi sự phát triển của bé đều đặn được”.

Tránh trường hợp đi theo lối sống bắt chước Phương Tây độc lập áp dụng vào cách chăm sóc con của người Việt Nam. Mỗi nơi đều có văn hóa riêng và bé được sinh ra trong môi trường sống nào sẽ tiếp thu được hệ quả ở đó.

Các mẹ nên kết hợp các cách chăm sóc bé lại với nhau để giúp tìm ra cách cho con ngủ riêng tối ưu nhất. Thời điểm bắt đầu cho bé ngủ riêng có thể tùy thuộc vào từng bé, đảm bảo nên vào giai đoạn bé khoảng hai tuổi. Không nên để bé lớn khoảng bảy đến chín tuổi, sẽ khó để hướng dẫn bé.

Không gian tập cho bé tự ngủ riêng như thế nào?

Ban đầu, mẹ mất rất nhiều thời gian để tập cho bé ngủ riêng. Mẹ nên cho bé ngủ trong cũi hoặc nôi đặt trong phòng với bố mẹ vì có thể dễ dàng quan sát và chăm sóc bé.

Phòng cho bé ngủ riêng luôn phải sạch sẽ, không khí trong phòng thoáng mát hoặc nhiệt độ đảm bảo trong những điều kiện thời tiết thay đổi. Không chứa các vậy dễ gây tiếng động ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Trong phòng trang trí màu nhẹ nhàng, dễ thương, tránh những hình ảnh rùng rợn và vật gây nguy hiểm cho bé. Không gian phòng phải luôn ấm áp, dễ chịu cho bé thấy như đang ở cạnh bố mẹ.

Không gian riêng của bé phụ thuộc nhiều vào các yếu tố của ngôi nhà. Nếu nhà không có điều kiện phù hợp để xây phòng riêng cho bé thì không nên ép bé phải ngủ riêng để đảm bảo sức khỏe cho bé.

Những lời khuyên chân thành khi tập cho bé tự ngủ riêng

Các mẹ chú ý không nên quá gượng ép bé phải ngủ riêng sẽ gây phản tác dụng và mục đích ban đầu hoặc đi ngược với cảm xúc giữa mẹ và con. Khi bé cần mẹ và mẹ cũng không muốn rời khỏi bé thì tránh việc đưa bé rời xa vòng tay mẹ.

Các mẹ nên tập cho con tính tự lập một cách tự nhiên đối với những bé lớn hơn một chút, biết nhận thức xung quanh như cho bé xem phim hoạt hình hay đọc những câu chuyện có nhân vật bé con nào đấy ngủ một mình, không dựa vào bố mẹ…. Đôi khi, những hình ảnh bé được xem sẽ tác động đến ý thức và mong muốn của bé.

Tập cho trẻ tự ngủ riêng là một quá trình kiên nhẫn và đầy nỗ lực dành cho những bậc sinh thành. Hãy dành thật nhiều thời gian và tình yêu, quan sát tâm lý bé để bé lớn khôn và phát triển từng ngày.

                                                                                                                                 ( Nguồn sưu tầm )