Danh mục

Những điều mẹ cần biết để không gây tổn thương khi vệ sinh tai trẻ


Ngày đăng: 05-05-2020

Tai là một bộ phận quan trọng trong năm giác quan của con người, rất dễ bị tổn thương nếu không biết cách chăm sóc. Đặc biệt là với trẻ nhỏ, việc vệ sinh và chăm sóc tai không đúng có thể làm bé bị viêm tai, sưng tai hoặc tổn thương đến thính lực. Trong bài viết này,Toppapa sẽ hướng dẫn các mẹ vệ sinh tai trẻ 'chuẩn' nhất :

Ráy tai là chất bôi trơn tự nhiên, được sinh ra do các tuyến ráy nằm trong tổ chức dưới da của ống tai ngoài.

Ráy tai thường có 3 dạng: ướt, khô và cứng. Ráy tai có nhiệm vụ bảo vệ cho ống tai khỏi bị tổn thương và nhiễm trùng.

Khi ráy tai được đẩy ra ngoài sẽ mang theo bụi bẩn và vi khuẩn. Nếu không có ráy tai, ống tai sẽ bị khô, ngứa và dễ bị nhiễm trùng. Trong trường hợp bình thường, mẹ không cần lấy ráy tai cho bé. Nếu thấy ráy tai quá nhiều nên có cách lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh một cách an toàn.

Hướng dẫn cách vệ sinh tai cho trẻ

- Lấy xilanh bơm đầy nước có nhiệt độ bằng thân nhiệt. Không dùng nước lạnh hoặc nóng. Mẹ có thể làm việc này sau khi tắm hoặc gội đầu.

- Hướng đầu xilanh lên trên và nhẹ nhàng bơm đến khi nước bắt đầu ra ngoài. Khi vẫn còn khoảng trống, mẹ hãy hút thêm một chút nước nữa sao cho xilanh đầy chặt nước để không khí không thể lọt vào khi mẹ rửa tai.

- Nghiêng đầu, nhẹ nhàng bơm nước vào ống tai rồi để nó tự chảy ra ngoài. Những ráy tai cộm lên sẽ trôi theo nước.

- Lặp lại tương tự với tai bên kia.

- Nhẹ nhàng lau khô tai. Nhỏ một giọt thuốc nhỏ mắt cùng với cồn vào mỗi bên ống tai. Nó sẽ làm khô tai bằng cách thấm hút chất ẩm.

- Dùng oxy già để làm mềm những ráy tai quá khô và bám chặt. Nhỏ vào mỗi bên tai một giọt, để khoảng 5 phút cho chúng sủi bọt trong tai sau đó làm sạch với tăm bông và nước ấm.

Lưu ý khi vệ sinh tai cho bé

- Nếu ráy tai không bong ra dễ dàng, hãy thử sử dụng vài giọt dầu dùng cho trẻ em (nhiệt độ bằng với thân nhiệt) hai lần mỗi ngày trong vài hôm trước khi làm sạch tai với nước.

- Không nên rửa khi tai bị đau, có dấu hiệu mưng mủ, chảy máu, viêm tai hay những vấn đề khác.

Đừng bao giờ soi tai để lấy ráy tai. Đây là một việc nguy hiểm mà không có tác dụng gì.

- Nếu tai trẻ gặp phải vấn đề, mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

                                                                                                                                                       ( Nguồn sưu tầm )